Thuốc Migomik điều trị trong việc cải thiện các triệu chứng của đau nửa đầu, suy tĩnh mạch, giảm trí nhớ. Tại bài viết này, Nhà Thuốc Hồng Đức Online cung cấp các thông tin chuyên sâu về thuốc. Một sản phẩm nổi bật trong danh mục thuốc bệnh lý về đau nửa đầu được đội ngũ bác sĩ và dược sĩ của chúng tôi tin dùng.
Thông tin thuốc Migomik
- Tên Thuốc: Migomik
- Số Đăng Ký: VD-23371-15
- Hoạt Chất: Dihydroergotamin mesylat 3 mg
- Dạng Bào Chế: Viên nén
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên; Hộp 10 vỉ x 10 viên
- Hạn sử dụng: 36 tháng
- Công ty Sản Xuất: Công ty TNHH Liên doanh HASAN – DERMAPHARM (Lô B, Đường số 2, Khu Công nghiệp Đồng An, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương Việt Nam)
- Công ty Đăng ký: Công ty TNHH Liên doanh HASAN – DERMAPHARM (Lô B, Đường số 2, Khu Công nghiệp Đồng An, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương Việt Nam).
Xem thêm các bài viết liên quan đến thần kinh: Thần kinh
Thuốc Migomik là gì?
Migomik là thuốc ETC được dùng trong việc cải thiện các triệu chứng của đau nửa đầu, suy tĩnh mạch, giảm trí nhớ do áp lực công việc và học tập quá lớn.
Công dụng của Migomik
Rối loạn tuần hoàn thế đứng, giảm huyết áp nguyên phát hay thứ phát, có triệu chứng như chóng mặt hay mệt mỏi kéo dài.
Điều trị từng đợt để ngăn chặn đau nửa đầu và các bệnh đau đầu do vận mạch.
Liều dùng thuốc Migomik bao nhiêu?
Thuốc Migomik 3mg được bào chế dưới dạng viên nén nên thuốc được sử dụng thông qua đường uống, dùng chung cùng với nước để có thể đưa thuốc vào cơ thể một cách dễ dàng nhất. Dùng thuốc trong bữa ăn là hiệu quả nhất.
Thuốc được sử dụng với liều lượng dựa theo các triệu chứng bệnh khác nhau:
- Đối với những người điều trị chứng bệnh tụt huyết áp khi thay đổi tư thế: Sử dụng thuốc với mật độ 3 lần mỗi ngày, mỗi lần sử dụng 1 viên thuốc.
- Đối với người mắc triệu chứng đau nửa đầu, nhức đầu: sử dụng cách quãng, 1/3 viên mỗi lần dùng, cách 1h lại sử dụng thêm một lần nữa cho đến khi các triệu chứng bắt đầu giảm hoặc dùng cho đến khi hết 1 viên.
Quên liều thuốc Migomik
Trong trường hợp bạn bỏ lỡ một liều, hãy sử dụng nó ngay khi bạn nhận thấy. Nếu gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc của bạn.
Không dùng thêm liều Migomik để bù cho liều đã quên. Nếu bạn thường xuyên thiếu liều, hãy cân nhắc đặt báo thức hoặc nhờ người nhà nhắc nhở. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để thảo luận về những thay đổi trong lịch dùng thuốc của bạn hoặc một lịch trình mới để bù cho những liều đã quên, nếu bạn đã bỏ lỡ quá nhiều liều gần đây.
Quá liều lượng của Migomik
- Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức hoặc liên hệ với bác sĩ nếu nghi ngờ quá liều thuốc này.
- Đem theo đơn thuốc và hộp thuốc cho bác sĩ xem.
Cách dùng thuốc Migomik
Dùng thuốc Migomik chính xác theo quy định của bác sĩ. Thực hiện theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn thuốc của bạn và đọc tất cả các hướng dẫn thuốc hoặc tờ hướng dẫn. Bác sĩ của bạn đôi khi có thể thay đổi liều của bạn. Sử dụng thuốc chính xác theo chỉ dẫn.
Chống chỉ định
- Bệnh nhân mẫn cảm với alcaloid nấm cựa gà.
- Bệnh nhân dễ phản ứng co thắt mạch như bệnh động mạch ngoại vi, động mạch vành (đặc biệt cơn đau thắt ngực không ổn định), nhiễm khuẩn huyết, sốc, phẫu thuật mạch, tăng huyết áp không kiểm soát được, suy gan/ thận nặng.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú (xem Sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú).
- Phối hợp với các chất gây co mạch (vì có thể gây tăng huyết áp quá mức).
Xem thêm các bài viết liên quan: Thuốc Nautamin: Công dụng và cách dùng
Tác dụng phụ Migomik
- Thường gặp: đau đầu; buồn nôn, nôn; chân bị chuột rút, đau nhức.
- Ít gặp: chóng mặt, lo âu, ra mồ hôi nhiều; tiêu chảy; ban, đỏ bừng; khó thở; co thắt mạch, tăng huyết áp; dị cảm, xơ hóa màng phổi và màng bụng (điều trị kéo dài).
- Hiếm gặp: nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Lời khuyên an toàn khi dùng thuốc Migomik
- Không nên uống thuốc Migomik lúc đói.
- Thận trong khi sử dụng trong trường hơp bệnh nhân bị suy gan nặng hay suy thận nặng mà không đươc làm thẩm tách.
- Cần tăng cường theo dõi trong trường hơp bệnh nhân có tiền sử bệnh lý động mạch.
- Lúc có thai: Các kết quả nghiên cứu đươc thực hiện trên động vật không cho thấy thuốc có tác động gây quái thai, do đó thuốc không thể gây dị tật cho bào thai khi sử dụng cho người. Trên thực tế, cho đến nay, các chất gây dị tật bào thai khi dùng cho người đều là những chất gây quái thai khi sử dụng cho động vật trong những công trình nghiên cứu đươc thực hiện trên cả hai loài.
- Hiện nay còn thiếu các số liệu thỏa đáng để đánh giá tác dụng gây dị tật bào thai hay độc tính trên phôi của dihydroergotamine khi sử dụng trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết nếu dùng liều cao có thể gây tăng co bóp tử cung. Do đó nên thận trong tránh sử dụng dihydroergotamine trong thời gian mang thai.
- Lúc nuôi con bú: Do thiếu số liệu về sự bài tiết của thuốc qua sữa mẹ, không sử dụng thuốc này nếu muốn cho con bú mẹ.
- Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Migomik: người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc… Hoặc đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày
Tương tác thuốc Migomik
Cần nhớ tương tác thuốc với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Các nghiên cứu hoặc khuyến cáo thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng. Chính vì vậy không tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Migomik nếu bạn không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.
Migomik khi vào cơ thể, có thể xảy ra tương tác với một số thuốc dùng đường uống như: kháng sinh nhóm Macrolide, Sumatriptan và thuốc chống Parkinson Bromocriptine.
Dược động học của thuốc Migomik
Hấp thụ: Sau khi uống, khoảng 30% lượng thuốc được hấp thụ. Thuốc được hấp thu nhanh (nửa đời 10—20 phút) và nồng độ huyết tương tối đa đạt được sau 1 giờ. Tác dụng chống đau đầu do vận mạch phụ thuộc vào thời điểm dùng thuốc sau khi xuất hiện đau đầu.
Phân bố: Dihydroergotamin liên kết với protein huyết tương 93%. Thể tích phân bố biểu kiến 30 lít/kg.
Chuyển hóa: Dihydroergotamin chuyển hóa chủ yếu ở gan thành chất chuyển hóa có hoạt tính 8′-Bhydroxydihydroergotamin. Nồng độ trong huyết tương của chất chuyển hóa này cao hơn Dihydroergotamin. Quá trình oxy hóa tạo ra 8′,10 dihydroxydihydroergotamin cũng có hoạt tính. Các chất chuyển hóa khác cũng được tạo thành.
Thải trừ: Độ thanh thải toàn thân khoảng 1,5lít/ phút phần ánh thuốc thanh thải chủ yếu qua gan. Thải trử chủ yếu qua đường mật ra phân. Thải trừ qua nước tiểu cả chất ban đầu và chất chuyển hóa 1 – 3% nếu dùng uống. Thời gian bán thải khoảng 10 giờ.
Xem thêm các bài viết liên quan: Thuốc Aricept 5mg Donepezil: Công dụng, liều dùng, cách dùng
Lưu trữ thuốc Migomik ra sao?
- Bảo quản ở nhiệt độ phòng được kiểm soát 15 ° – 30 ° C
- Bảo vệ thuốc Migomik khỏi ánh sáng và độ ẩm.
- Không được dùng thuốc Migomik quá thời hạn sử dụng có ghi bên ngoài hộp thuốc.
- Không được loại bỏ thuốc vào nước thải hoặc thùng rác thải gia đình. Hãy hỏi dược sĩ cách hủy bỏ những thuốc không dùng này. Điều này sẽ giúp bảo vệ môi trường.
Thuốc Migomik giá bao nhiêu?
- Giá thuốc Migomik trên thị trường hiện nay đang được bán với giá khoảng: 60.000 VNĐ một hộp 3 vỉ 10 viên.
- Giá bán của thuốc Migomik sẽ có sự dao động nhất định giữa các nhà thuốc, đại lý phân phối. Người dùng có thể tham khảo giá trực tiếp tại các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.
Thuốc Migomik mua ở đâu?
- Để tham khảo mua thuốc Migomik ở đâu? Liên hệ 0901771516 (Zalo/ Facebook/ Viber/ Whatsapp) hoặc Bình Luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc.
** Chú ý: Thông tin bài viết về thuốc Migomik được tổng hợp bởi Nguồn uy tín Nhà Thuốc Hồng Đức với mục đích chia sẻ kiến thức mang tính chất tham khảo, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc, mọi thông tin sử dụng thuốc phải theo chỉ định bác sỹ chuyên môn.
**Website NhaThuocHongDuc.com: Không bán lẻ dược phẩm, mọi thông tin trên website bao gồm: văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc các định dạng khác được tạo ra chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho quý đọc giả tham khảo các thông tin về bệnh. Chúng tôi không hoạt động bán lẻ dược phẩm dưới bất kỳ hình thức nào trên Website.
Bác sĩ: Võ Mộng Thoa