Thuốc Sofuled 90mg/400mg là giải pháp hiệu quả trong điều trị viêm gan C mạn tính, được nhiều bác sĩ khuyến nghị sử dụng. Với sự kết hợp hai hoạt chất mạnh, thuốc giúp cải thiện tình trạng bệnh lý, giảm nguy cơ biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Cùng Nhà Thuốc Hồng Đức tìm hiểu chi tiết về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc này!
Sofuled thông tin thuốc
- Tên thương hiệu: Sofuled
- Quy cách đóng gói: Hộp 28 viên
- Thành phần: Ledipasvir, Sofosbuvir
- Hàm lượng: 90mg/400mg
- Hãng sản xuất: BRV Health Care
- Điều trị bệnh: Viêm gan C
- Tá dược: Tablettose 100, cellulose vi tinh thể 101, croscarmellose natri, magnesi stearat, silic dioxyd dạng keo khan, hydroxypropyl methylcellulose 6cPs, polyethylen glycol 400, talc, titan dioxyd, sắt oxyd đỏ, màu quinolin yellow lake và màu erythrosin lake vừa đủ.
Xem thêm các bài viết liên quan đến gan: Viêm gan
Sofuled là thuốc gì?
Thuốc Sofuled chứa ledipasvir và sofosbuvir được chỉ định để điều trị viêm gan siêu vi C mãn tính, có thể kết hợp hoặc không kết hợp với Ribavirin. Thuốc này dành cho bệnh nhân có kiểu gen 1, 3, 4, 5 và 6.
Đây là một trong những loại thuốc thế hệ mới, được sử dụng trong điều trị viêm gan C mãn tính với bằng chứng rõ ràng về hoạt động sao chép của virus viêm gan C (HCV).
Dược lực học Sofuled
- Đang cập nhật
Dược động học Sofuled
- Sofosbuvir được hấp thu nhanh chóng vào huyết tương, đạt nồng độ đỉnh (Cmax) trong khoảng 0,8 đến 1 giờ sau khi uống, và trong quá trình chuyển hóa ở gan, 61 đến 65% sofosbuvir liên kết với protein huyết tương. Sau đó, nó chủ yếu được chuyển hóa thành chất chuyển hóa không hoạt tính GS-331007, với 76% được loại bỏ qua thận thông qua quá trình lọc thụ động. Nồng độ đỉnh trung bình của GS-331007 trong huyết tương đạt được sau 3,5 đến 4 giờ kể từ khi uống thuốc. Sự hấp thu của sofosbuvir không bị ảnh hưởng bởi mức độ dinh dưỡng khác nhau so với trạng thái nhịn ăn.
- Ledipasvir đạt nồng độ tối đa trong khoảng 4 đến 4,5 giờ sau khi uống và cũng không bị ảnh hưởng bởi các chất dinh dưỡng. Hơn 98% ledipasvir liên kết với protein và chủ yếu được thải trừ qua phân, với sự chuyển hóa tối thiểu ở gan.
Loại bỏ:
- Thời gian bán thải trung bình cuối cùng sau lúc dùng liều ledipasvir / sofosbuvir trong khoảng 90 mg [14C] -Ledipasvir là 47 giờ; đối với 400 mg [14C] -Sofosbuvir là 0,5 giờ (sau khi phân phối thuốc lần đầu vào mô cơ thể) và 27 giờ
Cơ chế hoạt động của hoạt chất
- Thuốc Sofuled trực tiếp ngăn chặn khả năng sao chép của virus viêm gan C trong gan. Sofosbuvir can thiệp vào quá trình tái tạo vật liệu di truyền của virus, trong khi ledipasvir ức chế một loại protein quan trọng mà virus cần để tồn tại.
- Sự kết hợp của hai thành phần này giúp giảm đáng kể và cuối cùng ngừng sản xuất các bản sao mới của virus viêm gan C. Theo thời gian, những hành động này sẽ loại bỏ virus viêm gan C ra khỏi cơ thể.
Sofuled chỉ định cho ai?
- Việc điều trị viêm gan C mãn tính đạt hiệu quả lên đến 99%.
- Ngoài viêm gan C, thuốc còn được sử dụng để điều trị các bệnh lý gan khác như xơ gan hoặc xơ gan mất bù.
- Đồng thời, đây cũng là giải pháp hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân nhiễm virus HIV.
Xem thêm các bài viết liên quan: Thuốc Silybean: Công dụng và cách dùng
Thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc Sofuled
Nếu bạn đã từng mắc viêm gan B, bệnh có thể tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn trong quá trình sử dụng hoặc sau khi ngừng sử dụng Sofuled. Bạn có thể cần kiểm tra chức năng gan thường xuyên trong vài tháng.
Sofuled thường được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn bệnh nhân đi kèm với mỗi loại thuốc trong liệu pháp kết hợp. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc lịch dùng thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ.
Những loại thuốc khác có thể tương tác với thuốc Sofuled?
- Các thuốc không có tương tác đáng kể trên lâm sàng với thuốc này đã qua nghiên cứu
- Các thuốc chống co giật như Carbamazepin, Phenytorin, Phenobarbital, và Oxcarbazepin:
- Không khuyến cáo dùng kết hợp vì có thể làm giảm nồng độ thuốc, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị.
- Các thuốc kháng mycobacterium như Rifabutin, Rifampicin, và Rifapentin: Không khuyến cáo dùng kết hợp vì làm giảm nồng độ thuốc, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị.
- Các thuốc kháng virus HIV như Efavirenz, Emtricitabin, và Tenofovir disoproxil fumarat (TDF): Cần theo dõi các tác dụng phụ liên quan đến tenofovir alafenamide 25mg và theo dõi chức năng thận.
- Các thuốc kháng HCV như Simeprevir: Không khuyến cáo dùng kết hợp.
- Các thuốc không có tương tác đáng kể trên lâm sàng với thuốc này đã được nghiên cứu.
Ai không nên dùng thuốc Sofuled?
Đối với phụ nữ mang thai & cho con bú
- Đang cập nhật
Người đang làm việc, lái xe hay điều khiển máy móc
- Đang cập nhật
Sofuled phác đồ điều trị
- Bệnh nhân không xơ gan: 12 tuần (có thể xem xét 8 tuần ở bệnh nhân nhiễm genotype 1 chưa từng điều trị trước đây).
- Bệnh nhân xơ gan còn bù: 12 tuần (+RBV) hoặc 24 tuần.
- Bệnh nhân sau ghép gan, không xơ gan hoặc xơ gan còn bù: 12 tuần (+RBV); bệnh nhân không đủ điều kiện hoặc không dung nạp RBV: 12 tuần (không xơ gan), 24 tuần (xơ gan còn bù).
- Bệnh nhân xơ gan mất bù, bất kể tình trạng ghép gan: 24 tuần (+RBV); bệnh nhân không đủ điều kiện hoặc không dung nạp RBV: 24 tuần (không dùng RBV).
Cách dùng thuốc Sofuled
Thuốc Sofuled được sử dụng qua đường uống, có thể dùng trong hoặc ngoài bữa ăn. Viên thuốc nên được nuốt trọn, không nên nhai hoặc nghiền nát do có vị đắng. Việc điều trị cần được giám sát bởi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm trong điều trị viêm gan siêu vi C.
Lưu ý, nếu bệnh nhân nôn mửa trong vòng 5 giờ sau khi uống thuốc, cần uống lại một viên. Nếu nôn xảy ra sau hơn 5 giờ kể từ khi dùng thuốc, không cần uống bù.
Liều dùng và cách sử dụng Sofuled như thế nào?
Liều dùng thuốc Sofuled
Cách sử dụng thuốc Sofuled
Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều Sofuled?
- Hiện tại chưa có thuốc chống độc đặc hiệu cho việc quá liều thuốc Sofuled. Trong trường hợp quá liều, bệnh nhân cần được theo dõi để phát hiện và điều trị kịp thời các triệu chứng hay phản ứng bất lợi của cơ thể.
- Do khả năng liên kết với protein trong huyết thanh cao, việc sử dụng than hoạt tính không mang lại hiệu quả, và thẩm tách máu có thể là giải pháp hiệu quả hơn. Điều trị nên tập trung vào giảm triệu chứng và xử lý các phản ứng phụ do quá liều.
Nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên uống một liều thuốc, hãy uống ngay khi nhớ nhưng không nên uống gấp đôi liều để bù. Tuy nhiên, nếu gần đến giờ uống liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống vào thời điểm như đã kế hoạch.
Tác dụng phụ thuốc
- Các triệu chứng phụ có thể gồm mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy hoặc khó ngủ.
- Những tác dụng phụ nghiêm trọng có thể bao gồm phản ứng da nổi ban, phù nề, ngứa, sưng mặt/lưỡi/gây họng, và chóng mặt nghiêm trọng.
- Các triệu chứng dị ứng này có thể tự biến mất sau vài ngày hoặc kéo dài lên vài tuần.
Xem thêm các bài viết liên quan: Thuốc zepatier 50mg/100mg điều trị viêm gan C
Sofuled bảo quản thuốc
- Bảo quản thuốc Sofuled ở trong nhiệt độ phòng 20 – 25 ° C.
- Tránh đặt thuốc ở gần tầm với của trẻ em, bảo quản thuốc ở nơi an toàn.
Sofuled giá bao nhiêu? Sofuled mua ở đâu?
- Để tham khảo giá thuốc Sofuled bao nhiêu? Nua thuốc Sofuled ở đâu? Liên hệ Nhà Thuốc Hồng Đức Online Sđt: 0901771516 (Zalo/ Facebook/ Viber/ Whatsapp) hoặc Bình Luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc.
Sofuled mua ở đâu?
- Để tham khảo mua thuốc Sofuled ở đâu? Liên hệ Nhà Thuốc Hồng Đức Online Sđt: 0901771516 (Zalo/ Facebook/ Viber/ Whatsapp) hoặc Bình Luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc.
** Chú ý: Thông tin bài viết về thuốc Sofuled 90mg/400mg với mục đích chia sẻ kiến thức mang tính chất tham khảo, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc, mọi thông tin sử dụng thuốc phải theo chỉ định bác sỹ chuyên môn.
**Website NhaThuocHongDuc.com: Không bán lẻ dược phẩm, mọi thông tin trên website bao gồm: văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc các định dạng khác được tạo ra chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho quý đọc giả tham khảo các thông tin về bệnh. Chúng tôi không hoạt động bán lẻ dược phẩm dưới bất kỳ hình thức nào trên Website.
Tài liệu tham khảo
- Bài viết “ledipasvir, sofosbuvir”: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4378517/. Ngày truy cập 08/092020.