Top 10+ loại thuốc trị tiêu chảy phổ biến cho người lớn

0
9987
probiotics men vi sinh bo sung loi khuan co loi cho duong ruot
5/5 - (1 vote)

Khi bị tiêu chảy và bạn muốn nhanh chóng hết bệnh. Điều trị giúp bạn cảm thấy tốt hơn và giữ cho bạn khỏi bị mất nước và mất quá nhiều chất dinh dưỡng. Bạn có thể chạy đến nhà thuốc để mua thuốc không kê đơn hoặc gọi bác sĩ của bạn và yêu cầu tư vấn. Nếu bạn bị tiêu chảy thường xuyên, có lẽ bạn đã có một phương pháp điều trị trong tủ thuốc của bạn. Nên dùng thuốc nào tốt, có những loại nào, cùng NhaThuocHongDuc tìm hiểu thông tin các loại thuốc trị tiêu chảy phổ biến dưới bài viết…

Tác dụng phụ dùng thuốc trị tiêu chảy là gì?

  • Hầu hết những người dùng thuốc trị tiêu chảy không kê đơn không gặp vấn đề với thuốc.
  • Uống bismuth subsalicylate có thể biến lưỡi hoặc phân của bạn thành màu nâu sẫm hoặc đen, nhưng điều này là vô hại và tạm thời.
  • Uống thuốc trị tiêu chảy cùng với các loại thuốc khác có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn hoặc làm cho những loại thuốc khác đó kém hiệu quả hơn, vì vậy hãy chắc chắn xem nhãn có cảnh báo về vấn đề với bất kỳ loại thuốc nào bạn dùng hay không. Nếu bạn không chắc chắn, bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn có thể giúp đỡ.

Xem thêm các bài viết liên quan đến bản tin sức khỏe: Bản Tin Sức Khỏe

Nên gọi bác sĩ nếu bạn có bất kỳ điều sau đây:

  • Đau dạ dày, sưng hoặc phồng
  • Táo bón
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đổ chuông trong tai hoặc nghe kém
  • Phát ban hoặc ngứa

Không nên dùng thuốc không kê đơn?

  • Đừng dùng thuốc trị tiêu chảy không kê đơn nếu bạn bị sốt, phát ban hoặc phân có máu hoặc đen. Những triệu chứng này có thể có nghĩa là bạn bị nhiễm trùng hoặc tình trạng nghiêm trọng khác cần được điều trị bởi bác sĩ.
  • Thuốc không kê đơn chỉ điều trị các triệu chứng – không phải là nguyên nhân gây tiêu chảy.
  • Nếu bạn bị dị ứng với aspirin, đừng dùng bismuth subsalicylate. Những loại thuốc này được sản xuất với một thành phần tương tự, axit salicylic.

Có mấy nhóm thuốc trị tiêu chảy?

Nhóm thuốc trị tiêu chảy được chia làm 4 nhóm:

  • Dung dịch uống bù nước và điện giải: Oresol, Hydrit…
  • Các chất hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột: Atapulgit, Diosmectite (Smecta), …
  • Các chất làm giảm tiết dịch, giảm nhu động ruột: Loperamid, …
  • Men vi sinh: Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium,…

10 loại thuốc trị tiêu chảy phổ biến

1. Thuốc trị tiêu chảy Smecta (diosmectite)

thuoc tri tieu chay smecta diosmectite
Thuốc Smecta (diosmectite) thuốc trị tiêu chảy hiệu quả
  • Thành phần: Diosmectite 3g
  • Công dụng (Chỉ định): Điều trị ngắn hạn tiêu chảy cấp và mãn tính ở trẻ em trên 15 tuổi và người lớn. Điều trị triệu chứng đau của bệnh thực quản-dạ dày-tá tràng và đại tràng.
  • Liều dùng: Trẻ em dưới 1 tuổi: 1 gói/ngày. Trẻ em 1 đến 2 tuổi: 1-2 gói/ngày. Trẻ em Trên 2 tuổi: 2-3 gói/ngày. Thuốc có thể hòa trong bình nước (50 ml) chia trong ngày hoặc trộn đều trong thức ăn sệt.
  • Người lớn: Trung bình, 3 gói/ngày, hòa trong nửa ly nước. 1 gói (10g), tiếp theo 1 gói nữa sau mỗi lần đi tiêu chảy phân lỏng, không được dùng quá 6 gói/ ngày. Thông thường nếu tiêu chảy cấp tính, liều lượng có thể tăng gấp đôi khi khởi đầu điều trị.
  • Nên sử dụng: Sau bữa ăn ở viêm thực quản, xa bữa ăn ở các bệnh khác.
  • Chống chỉ định: Dị ứng với Diosmectit hay bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc

Xem thêm các bài viết liên quan: Béo phì có làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư?

2. Thuốc trị tiêu chảy Berberin-10

thuoc tri tieu chay berberin 10
Thành phần: Berberin clorid 10 mg + Tá dược vừa đủ 1 viên
  • Dạng bào chế: Viên bao đường
  • Quy cách đóng gói: Chai 100, 200 viên nén bao đường. Hộp 1 tuýp 80 viên nén bao đường.
  • Berberin dùng để điều trị: Lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ, Lỵ amíp, viêm ruột, tiêu chảy.
  • Cách dùng và liều dùng: Nên uống một lần vào buổi sáng trước bữa ăn và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: Uống 12 – 15 viên / lần, ngày 2 lần.
  • Trẻ em: Từ 2-4 tuổi: Uống 2 viên / lần, ngày 2 lần. Từ 5 -7 tuổi: Uống 5 viên / lần, ngày 2 lần. Từ 8 – 15 tuổi: Uống 10 viên / lần, ngày 2 lần.

3. Thuốc trị tiêu chảy Diphenoxylate

thuoc tri tieu chay diphenoxylate
Diphenoxylate làm giảm co cơ ở thành ruột, do đó làm chậm nhu động ruột
  • Diphenoxylate là loại thuốc chống tiêu chảy có công thức hoá học gần giống với loại thuốc giảm đau gây ngủ.
  • Liều dùng Diphenoxylate cho người lớn: uống 2 viên (chứa 5mg diphenoxylate), 4 lần/ngày.
  • Liều dùng Diphenoxylate cho trẻ em: Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc này cho trẻ.
  • Triệu chứng khi uống thuốc quá liều: bệnh nhân sốt, nhịp tim nhanh, đi tiểu giảm, đỏ bừng, khô da, mũi hoặc miệng, bị thay đổi kích thước đồng tử (quầng đen ở giữa mắt); bệnh nhân cử động mắt không kiểm soát, khó thở, giảm phản xạ, mất ý thức, co giật…

4. Thuốc trị tiêu chảy Loperamid Stada 2mg

thuoc tri tieu chay loperamid stada 2mg
Mỗi viên Loperamid Stada chứa: Loperamid hydroclorid 2mg, tá dược vừa đủ
  • Quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên
  • Xuất xứ thương hiệu: Đức
  • Nhà sản xuất: STADA
  • Chống chỉ định: Quá mẫn cảm với Loperamid hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Không dùng trong trường hợp: Trướng bụng, lỵ cấp, viêm loét đại tràng chảy máu giai đoạn cấp, viêm đại tràng giả mạc. Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Loperamid được chỉ định kiểm soát và làm giảm triệu chứng tiêu chảy cấp không đặc trưng và tiêu chảy mãn tính do bệnh viêm ruột. Đồng thời cũng chỉ định để làm giảm thể tích chất thải sau thủ thuật mở thông hồi tràng, trực tràng.

5. Thuốc trị tiêu chảy Atapulgite

thuoc tri tieu chay atapulgite
Thuốc trị tiêu chảy Atapulgite không dùng trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em
  • Atapulgite là hydrat nhôm magnesi silicat chủ yếu là một loại đất sét vô cơ có thành phần và lý tính tương tự như kaolin
  • Thuốc được dùng trong điều trị triệu chứng các bệnh đại tràng không đặc hiệu cấp và mạn tính có tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy kèm trướng bụng.
  • Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong hội chứng kích ứng ruột và có thể thụt để điều trị hỗ trợ trong viêm loét đại tràng. Trên thị trường atapulgite có các dạng viên nén, gói bột, hỗn dịch uống.
  • Khi uống thuốc người bệnh thường có hiện tượng táo bón. Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc. Ngoài ra, do nhôm được hấp thu vào cơ thể, gây thiếu hụt phospho, khi dùng thuốc kéo dài hoặc liều cao. Tuy nhiên tác dụng phụ này rất hiếm gặp.

6. Thuốc trị tiêu chảy Diarsed

thuoc tri tieu chay diarsed
Thuốc trị tiêu chảy Diarsed: Atropine: 0.03mg, Diphenoxylate: 2.5mg
  • Chỉ định: Điều trị triệu chứng các trường hợp tiêu chảy cấp tính & mãn tính do tăng nhu động ruột.
  • Chống chỉ định: Glaucoma góc đóng, nguy cơ bí tiểu do phì đại tiền liệt tuyến, trẻ < 30 tháng tuổi, viêm loét đại trực tràng xuất huyết & phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Liều lượng: Tiêu chảy cấp ở người lớn khởi đầu uống 2 viên, sau đó uống 1 viên sau mỗi lần đi tiêu chảy. Tối đa là 8 viên/ngày. Tiêu chảy mãn 1-2 viên/ngày. Trẻ em > 30 tháng tuổi 2,5 mg/5 kg/ngày.

7. Thuốc trị tiêu chảy Pepto-Bismol

thuoc tri tieu chay pepto bismol
Thuốc trị tiêu chảy Pepto-Bismol: Chất hoạt tính – Bismuth Subsalicylate
  • Ngoài ra còn có: Red 27, acid benzoic, calcium carbonate, magnesium aluminum silicate, nước, microcrystalline cellulose, methyl cellulose, sorbic acid, red 22, polysorbate 80,…
  • Tác dụng chính của thuốc Pepto-bismol như sau: Hạn chế những cơn đau dai dẳng từ dạ dày. Chữa trị tình trạng kích ứng dạ dày, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày trước những tác nhân gây hại. Giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, nôn tráo, căng bụng,…
  • Thuốc Pepto-bismol chống chỉ định với các trường hợp sai: Những người dị ứng với các thành phần của thuốc. Những người mắc bệnh hay có tiền sử bệnh liên quan đến suy gan, suy thận.

8. Thuốc trị tiêu chảy Codeine

  • Tên biệt dược: Codeine
  • Tên chung: Aspirin và codein, Ibuprofen và codein, Paracetamol và codein, Paracetamol, codein và doxylamine
  • Phân nhóm: Thuốc điều trị ho và các bệnh trên đường hô hấp.
  • Codeine thường được sử dụng để điều trị bệnh từ mức độ đau nhẹ đến trung bình. Đối với trường hợp đau nặng có thể kết hợp thuốc với paracetamol hoặc aspirin để điều trị.
  • Codeine còn có công dụng trong việc làm giảm ho nhờ tác dụng trực tiếp lên trung tâm gây ho ở hành não, giúp làm tăng độ quánh của dịch tiết phế quản.
  • Codeine giúp làm giảm nhu động ruột. Bởi vậy, thuốc rất hữu ích trong việc chữa trị tiêu chảy.

9. Thuốc trị tiêu chảy Hidrasrec 100mg

thuoc tri tieu chay hidrasrec 100mg
Thuốc trị tiêu chảy hidrasrec 100mg thuốc nhóm thuốc đường tiêu hóa
  • Qui cách đóng gói: Hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
  • Thành phần: Racecadotril 100mg
  • Nhà sản xuất: Abbott (Mỹ)
  • Công dụng: Điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp ở người lớn. Trong trương hợp điều trị được nguyên nhân gây tiêu chảy, có thể sử dụng racecadotril như một liệu pháp điều trị bổ sung.
  • Cảnh báo: Thuốc này có chứa lactose. Không nên dùng thuốc này đối với những bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp về việc không dung nạp galactose, thiếu hụt enzyme Lapp lactase hoặc hội chứng kém hấp thu glucose-galactose.

10. Probiotics: men vi sinh

probiotics men vi sinh bo sung loi khuan co loi cho duong ruot
Probiotics Fermented bổ sung lợi khuẩn có lợi cho đường ruột
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Probiotics Fermented Bổ sung lợi khuẩn có lợi cho đường ruột, phòng ngừa, giảm các rối loạn tiêu hóa cấp và mãn tính
  • Công dụng: Bổ sung lợi khuẩn có ích cho đường ruột nhằm hỗ trợ phòng ngừa và làm giảm các rối loạn tiêu hóa cấp và mãn tính do nhiễm độc hoặc rối loạn khuẩn khí đường ruột và kém hấp thu vitamin.
  • Đối tượng sử dụng : Người bị rối loạn tiêu hóa. Dùng cho người đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, phân sống, loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh kéo dài, người đang trong giai đoạn phục hồi bệnh.

Xem thêm các bài viết liên quan: Hỏi & Đáp: Ngăn ngừa nhiễm trùng khi bạn bị ung thư

Lưu ý khi dùng thuốc trị tiêu chảy

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng với đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ăn kiêng, nhịn ăn nếu không có chỉ thị từ bác sĩ.
  • Ăn chín, uống sôi, không ăn các loại đồ ăn tươi sống, không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm.
  • Uống đầy đủ nước mỗi ngày để bù đắp nước và chất điện giải bị mất đi do hiện tượng đi ngoài nhiều lần.
  • Trong quá trình sử dụng các loại thuốc điều trị tiêu chảy cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, đồ ăn dễ tiêu hóa, mềm, tốt cho dạ dày.
  • Hạn chế các loại thực phẩm đóng hộp, đông lạnh, muối chua…
  • Vệ sinh cá nhân hàng ngày và sạch sẽ trước khi ăn để tránh nhiễm khuẩn.
  • Ăn nhiều các loại rau củ xanh tươi. Tuy nhiên, hạn chế ăn nhiều thực phẩm rau có nhiều chất xơ.
  • Bổ sung sữa chua hàng ngày vì đây là sản phẩm chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, căng thẳng và lo âu.

Chú ý: Nếu các triệu chứng của bạn vẫn còn, tham khảo ý kiến ​​bác sĩ của bạn.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:


Nguồn tham khảo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here